Chắn hẳn khi thưởng thức âm nhạc, bạn đã từng cảm nhận được sự ngân nga, da diết của một nốt nhạc kéo dài, hay sự dứt khoát, nhanh gọn của một nốt nhạc ngắn. Trường độ nốt nhạc chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt này. Vậy trường độ là gì? Hãy cùng Thu Nhạc tìm hiểu về trường độ và những khái niệm cơ bản liên quan đến yếu tố này trong học đàn cơ bản bạn nhé.
Giới Thiệu Hình Nốt Trắng, Tròn, Đen & Trường Độ - Học Guitar Online | Thu Nhạc
1. Trường độ là gì?
Trường độ là giá trị thời gian của âm thanh. Nói một cách dễ hiểu hơn thì trường độ là độ dài của âm thanh được tạo ra bởi một nốt nhạc, nó cho biết mỗi nốt nhạc được ngân bao lâu khi chơi nhạc.
Hình nốt và dấu lặng
Để phân biệt trường độ (dài, ngắn) của các nốt ngân khác nhau, người ta dùng ký hiệu hình nốt như: nốt tròn, nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép để phân biệt. Giá trị quy đổi được thể hiện như sau:
Giá trị trường độ các nốt nhạc cơ bản
Dấu lặng là khoảng thời gian ngừng vang của âm thanh, là khoảnh khắc im lặng là sự ngừng nghỉ của âm nhạc. Vì vậy, khi học đàn cơ bản bạn nên nhớ, dấu lặng không có âm thanh trong khi hình nốt có âm thanh.
2. Khuông nhạc và khóa nhạc
Khuông nhạc được tạo ra bởi 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song cách đều nhau và được tính theo thứ tự từ dưới lên. Để ghi các nốt nhạc có độ cao nằm ngoài năm dòng kẻ chính, người ta dùng các dòng kẻ phụ. Dòng kẻ phụ là những đường kẻ ngắn cho từng nốt nhạc, chúng thường ở trên hay ở dưới khuông nhạc. Thứ tự dòng kẻ phụ được tính từ khuông nhạc đi lên hoặc đi xuống.
Khuông nhạc
Cách ghi các nốt nhạc trên khuông nhạc: Các nốt nhạc được ghi ở nhiều vị trí khác nhau trên khuông nhạc để xác định độ cao, nhưng bao giờ nốt nhạc cũng phải ở trên dòng kẻ hoặc khe. Ở trên dòng, thân nốt nhạc được cắt ngang chính giữa. Ở trong khe, thân nốt không được chạm vào các dòng. Với nốt nhạc ở trên dòng kẻ phụ cũng phải được ghi đúng vị trí như đã nói, không bao giờ dùng một hoặc một nhóm vạch phụ cho hai âm đi liền nhau.
Khóa nhạc: Ở mỗi đầu khuông nhạc đều có khóa nhạc để xác định tên của các nốt trên khuông nhạc. Có hai loại khóa nhạc phổ biến là khóa Sol và khóa Fa.
- Khóa Sol 𝄞: Xác định âm Sol của quãng 8 thứ nhất nằm trên dòng kẻ thứ hai của khuông nhạc. Căn cứ vào khóa Sol dòng thứ 2, thứ tự của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:
Khóa Sol
- Khóa Fa 𝄢: Xác định âm Fa của quãng 8 nhỏ nằm trên dòng thứ tư của khuôn nhạc. Căn cứ vào khóa Fa dòng thứ 4, thứ tự của 7 âm cơ bản được sắp xếp như sau:
Khóa Fa
4. Dấu tăng giá trị độ dài
Dấu nối (ký hiệu ♩‿♩): Dấu nối dùng để nối các nốt nhạc có cùng cao độ đứng cạnh nhau. Tác dụng là để kéo dài trường độ, nốt sau không đàn, cộng trường độ của nốt đó cho nốt trước.
Dấu nối
Dấu chấm dôi (ký hiệu .): Dấu chấm dôi có giá trị bằng một nửa trường độ của đứng trước nó. Theo đó, ta có bảng quy đổi như sau:
Dấu chấm dôi
5. Nhịp và số chỉ nhịp
Mỗi bản nhạc được chia ra thành nhiều khoảng cách có trường độ bằng nau gọi là nhịp. Mỗi nhịp được giới hạn bằng 2 vạch nhịp.
- Khoảng cách giữ 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp (trường canh)
- Khi kết thúc 1 đoạn nhạc, thay đổi khóa nhạc, thay đổi dấu hóa, thay đổi số chỉ nhịp người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.
- Để chấm dứt 1 bài nhạc, người ta dùng vạch kép kết thúc, gồm 1 vạch bình thường.
Số chỉ nhịp
Số chỉ nhịp được ghi ở đầu bản nhạc, sau khóa nhạc và chỉ ghi 1 lần ở khuông nhạc đầu tiên.
Nhịp 4/4 có bốn phách trong mỗi ô nhịp, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, phách thứ hai là phách nhẹ, phách thứ ba là phách mạnh vừa và phách thứ tư là phách nhẹ. Nhịp 4/4 còn được ký hiệu là nhịp C.
Cách đọc số chỉ nhịp
6. Những ký hiệu trong học đàn và ý nghĩa
Dấu nhắc lại (ký hiệu 𝄇, 𝄆): Khi thực hành mà gặp dấu nhắc lại, ta se qua đầu về dấu nhắc lại trước đó. Trong trường hợp không có dấu nhắc lại trước đó, ta quay lại từ đầu.
Dấu nhắc lại
Dấu hồi (dấu hoàn) (ký hiệu: 𝄋): Khi gặp dấu hoàn, ta đàn đến khi gặp dầu hoàn cuối và trở lại dầu hòa đầu tiên và tiếp tục đàn cho đến cho hết bài.
Dấu hoàn
Dấu Coda (ký hiệu 𝄌): Dấu Coda cho ta biết sau khi đã thực hiện các dấu tái đoạn đoạn hoặc dấu hoàn thì dùng dấu Coda để kết thúc bản nhạc.
Dấu Coda
Tóm lại, trường độ nốt nhạc không chỉ đơn thuần là thời gian ngân vang của một âm thanh mà còn là yếu tố then chốt tạo nên nhịp điệu cho mỗi bản nhạc. Việc nắm vững các ký hiệu và giá trị trường độ của các nốt nhạc sẽ giúp bạn đọc và thể hiện chính xác hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có được những kiến thức cơ bản và hữu ích về một trong những nền tảng quan trọng nhất của lý thuyết âm nhạc.
Bài viết liên quan:
Dạy học đàn guitar điện quận Tân Phú
Địa điểm học đàn violin cho bé tại quận 6 uy tín
Học phí học đàn piano tại quận 11 bao nhiêu tiền?
Địa chỉ học đàn organ chất lượng tại quận Tân Phú cho người mới
CHI TIẾT LIÊN HỆ
Website: thunhac.com
Hotline: 18009249
Zalo: https://zalo.me/thunhac
Facebook: Trung tâm Âm nhạc Thu Nhạc